Nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Tình trạng ô nhiễm không khí đang ngày càng diễn biến phức tạp, không chỉ trên thế giới mà ngay tại VIệt Nam cũng không tránh khỏi thực trạng này. Tại một số địa phương, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội và Sài Gòn tình trạng ô nhiễm không khí đang ở mức báo động. Vậy nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí ở Việt Nam là gì?

Ô nhiễm không khí báo động ở Việt Nam

Theo Bộ Tài nguyên Môi trường, có 6 nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Khí thải từ phương tiện giao thông 

Đây được coi là một trong những nguyên nhânchủ yếu gây ra tình trngj ô nhiễm môi trường không khí. Hàng ngày TP. Hà Nội có hơn 770 nghìn xe ô tô và gần 5,8 triệu xe máy tham gia lưu thông trên đường. Con số này ở TPHCM lầ lần là 700 nghìn ô tô và 7,5 triệu xe máy. Chưa tính đến các phương tiện giao thông từ các địa phương khác đi qua. Có nhiều phương tiện trong đó cũ không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải.

Khói bụi từ hoạt động xây dựng 

Tạ các thành phố lớn, các hoạt động xây dựng, cải tạo, sửa chữa dường như diễn ra liên tục mới. Nhiều trong số không có biện pháp che chắn bụi. Nhất là các phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu, phế thải xây dựng ctrên đường.

Khí thải từ sản xuất công nghiệp

Khí thải từ các cơ sở dản xuất công nghiệp là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí. Ở Việt Nma hiện nay có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp như: khai tahcs than, khai thác dàu khí, nhà máy nhiệt điện, sản xuất gạch, tái chế rác… cùng với đó là hàng trăm các làm nghề khác. Các cơ sở sản xuất này thải ra môi trường một lượng lớn các khí CO, CO2, Fluor, SOx …. độc hại cho cơ thể.

Ô nhiễm từ khí thải nhà máy

Hoạt động đốt rơm rạ ngoài trời

Đốt rơm rạ từ lâu đã trở thành một thói quen của nhiều người dân Việt Nam. Tại nhiều địa phương người dân đốt rơm ra để làm phân cho chất, tiêu diệt mầm cỏ dịch hại. Nhưng trong khói trong khói đốt rơm rạ có các hạt bụi nhỏ, bồ hóng, khí CO, CO2, SO2, NO2… Đây đều là những chất độchại cho sức khỏe con người.

Sử dụng bếp than tổ ong 

Bếp than tổ ong từ lâu đã được người dân sử dụng để đun nấu trong sinh hoạt cũng như để kinh doanh. Chỉ tính riêng TP Hà Nội đã có khoảng 60.000 bếp than tổ ong được sử dụng mỗi ngày.

Ảnh hưởng bởi yếu tố khách quan

 Ngoài 5 nguyên nhân kể trên ô nhiễm không khí còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan như thời tiết, khí hậu giao mùa, núi lử, cháy rừng. 

Chủ động phòng tránh ô nhiễm không khí

Để tránh tình trạng ô nhiễm không khí chúng ta cần thực hiện nhiều biện pháp từ thụ động đến chủ động. Một số biện pháo thụ động có thể kể đến như

  • Hạn chế ra đường trong những ngày ô nhiễm cao
  • Đeo khẩu trang chống bụi mịn khi ra đường
  • Lau dọn nhà cửa
  • Sử dụng bông lọc bụi

Biện pháp tốt nhất đề giảm thiểu ô nhiễm không khí đó là giảm thiểu tối đa các hoạt động gây ô nhiễm không khí.

  • Không đốt vàng mã, đốt nhang quá nhiều vào các dịp lễ, tết.
  • Không đốt rơm rạ, hạn chế sử dụng bếp than tổ ong.
  • Tắt máy xe khi dừng đèn đỏ
  • Các phương tiện chở vật liệu xây dựng, các công trình xây dựng phải được che chắn kỹ.
  • Xử lý rác công nghệ tiên tiến, không đốt rác.
  • Xử lý khói bụi xuất phát từ các làng nghề công nghiệp.
  • Trồng thêm cây xanh góp phần bảo vệ môi trường trong lành.

Related Posts:

NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA LƯỚI INOX

NỘI DUNG BÀI VIẾT Trong xây dựngTrong chế biến thực...

Inox có sơn lên được hay không

Bạn nghe nói rằng dùng sơn sẽ giúp inox vừa...

bông lọc bụi G4

Những ưu điểm chỉ có ở bông lọc G4

Ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường gây ra...

0938385957